Tổng quan
  • NAV là gì
  • Chỉ số tham chiếu là gì?
  • Làm sao biết khoản đầu tư của tôi có lợi nhuận?
  • Các loại phí khi đầu tư quỹ mở?
Chỉ số tham chiếu là gì?

Chỉ số tham chiếu hay lợi nhuận tham chiếu của quỹ mở là một chỉ số mà quỹ mở sử dụng để so sánh và đánh giá hiệu suất của quỹ.

Chỉ số tham chiếu thường được chọn sao cho phản ánh sát nhất chiến lược đầu tư của quỹ.

Chỉ số tham chiếu là gì? Chỉ số tham chiếu tham khảo

VINACAPITAL -VEOF

VINACAPITAL-VESAF

VINACAPITAL-VMEEF

VINACAPITAL-VDEF

Chỉ số VN-Index

VINACAPITAL-VIBF

Bình quân của VN-Index và lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng của Vietcombank.

VINACAPITAL-VFF

Bình quân lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng thanh toán lãi cuối kỳ của 4 ngân hàng thương mại nhà nước gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank và Agribank.



Khi đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ mở, Quý khách cần so sánh lợi nhuận của quỹ với chỉ số tham chiếu của quỹ đó. Một quỹ mở được quản lý tốt sẽ có lợi nhuận cao hơn chỉ số tham chiếu.

Làm sao biết khoản đầu tư của tôi có lợi nhuận?
Để biết liệu khoản đầu tư vào quỹ mở có lợi nhuận hay không, Quý khách có thể thực hiện các bước sau



1
Tính % lợi nhuận theo giá NAV (giá chứng chỉ quỹ)

Áp dụng công thức tính lợi nhuận như sau:

nếu % Lợi nhuận > 0, Quý khách đang có lời, % lợi nhuận = 0, khoản đầu tư đang hòa vốn và nếu % lợi nhuận < 0, Quý khách đang lỗ.

Giá hiện tại và giá mua có thể dễ dàng kiểm tra trên ứng dụng VinaCapital MiO.

2
Tính Tổng lợi nhuận dựa trên giá trị khoản đầu tư

Nếu Quý khách đầu tư vào các thời điểm khác nhau thì cách đơn giản nhất là tính Tổng lợi nhuận theo công thức:

Tương tự như % lợi nhuận, nếu Tổng lợi nhuận > 0, Quý khách đang có lời, Tổng lợi nhuận = 0, khoản đầu tư đang hòa vốn và nếu Tổng lợi nhuận < 0, Quý khách đang lỗ.

3
Trong trường hợp cần bán chứng chỉ quỹ, Quý khách còn cần xem xét thêm các loại thuế và phí (chi tiết xem bên dưới)
  • Phí bán: Tính theo % trên giá trị bán, thường sẽ giảm dần theo thời gian nắm
    giữ chứng chỉ quỹ. Thấp nhất có thể từ 0%-0,5%.
  • Thuế thu nhập cá nhân: 0,1% theo luật Việt Nam.
  • Phí chuyển tiền: Do ngân hàng giám sát của quỹ thu, tính theo biểu phí của
    Ngân hàng giám sát.
4
Khi đầu tư Quỹ mở, khi lợi nhuận < 0, Quý khách không nên lo lắng.

Để biết khoản đầu tư của mình có hiệu quả hay không, Quý khách nên so sánh với chỉ số tham chiếu của quỹ, điển hình đối với các Quỹ cổ phiếu là chỉ số VN-Index. Áp dụng công thức tính % lợi nhuận của VN-Index trong cùng thời gian, nếu mức % lỗ của khoản đầu tư của Quý khách thấp hơn nhiều so với mức % giảm của chỉ số VN-Index, khoản đầu tư của Quý khách vẫn hiệu quả. Thường khi thị trường chứng khoán giảm sẽ là cơ hội để Quý khách đầu tư thêm để đạt mức lợi nhuận cao hơn trong tương lai khi thị trường hồi phục và giá chứng chỉ quỹ tăng trở lại.

Các loại phí khi đầu tư quỹ mở?
  1. Phí mua (còn được gọi là phí phát hành) là phí mà nhà đầu tư phải trả khi mua chứng chỉ quỹ đầu tư.
  2. Phí bán (còn được gọi là phí hoàn trả hoặc phí rút vốn) là phí mà nhà đầu tư phải trả khi bán chứng chỉ quỹ.
  3. Phí quản lý quỹ
  4. Phí chuyển đổi là một khoản phí áp dụng khi nhà đầu tư chuyển đổi chứng chỉ quỹ từ một quỹ này sang một quỹ khác trong cùng một công ty quản lý quỹ
  5. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi bán chứng chỉ quỹ là khoản thuế mà nhà đầu tư phải nộp cho nhà nước khi có thu nhập từ việc bán chứng chỉ quỹ.

Biểu phí các quỹ mở VinaCapital



Khi đầu tư Quỹ mở, Quý khách cần quan tâm các loại phí và thuế sau đây:



1. Phí mua (còn được gọi là phí phát hành) là phí mà nhà đầu tư phải trả khi mua chứng chỉ quỹ đầu tư.
  1. Các quỹ mở VinaCapital đều miễn phí mua.
  2. Mục đích: Phí mua được sử dụng để trang trải chi phí phát hành chứng chỉ quỹ và các chi phí liên quan đến việc phân phối chứng chỉ quỹ đến nhà đầu tư.
  3. Tỷ lệ phí: Tỷ lệ phí mua thường dao động từ 0% đến 5% tính trên giá trị mua tùy thuộc vào loại quỹ và công ty quản lý quỹ.


2. Phí bán (còn được gọi là phí hoàn trả hoặc phí rút vốn) là phí mà nhà đầu tư phải trả khi bán chứng chỉ quỹ.
  1. Mục đích: Phí bán được áp dụng để giúp quỹ có sự ổn định trong việc quản lý tài sản.
  2. Tỷ lệ phí: Tỷ lệ phí bán thường dao động từ 0% đến 2% tính trên giá trị bán và giảm dần theo thời gian nắm giữ chứng chỉ quỹ.


3. Phí quản lý quỹ
  1. Nhà đầu tư không phải trả thêm khoản phí này do được trừ tự động vào giá trị tài sản của quỹ, mức lợi nhuận của các quỹ đã được trừ phí quản lý.
  2. Mục đích: Phí quản lý được sử dụng để chi trả cho các dịch vụ liên quan đến quản lý danh mục đầu tư, nghiên cứu thị trường, chi phí hành chính, kế toán, pháp lý và các hoạt động khác cần thiết để vận hành quỹ.
  3. Tỷ lệ phí: Tỷ lệ phí quản lý thường dao động từ 0.5% đến 2% trên tổng giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ mỗi năm. Tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại quỹ, chiến lược đầu tư và quy mô quỹ.


4. Phí chuyển đổi là một khoản phí áp dụng khi nhà đầu tư chuyển đổi chứng chỉ quỹ từ một quỹ này sang một quỹ khác trong cùng một công ty quản lý quỹ
  1. Các quỹ mở VinaCapital đều miễn phí chuyển đổi.
  2. Mục đích: Phí chuyển đổi được áp dụng để trang trải chi phí hành chính.
  3. Tỷ lệ phí: Tỷ lệ phí chuyển đổi thường dao động từ 0% đến 3% của số tiền chuyển đổi, tùy thuộc vào chính sách của từng công ty quản lý quỹ.
  4. Lợi ích của chuyển đổi: Chuyển đổi chứng chỉ quỹ có thể là một công cụ hữu ích cho nhà đầu tư muốn điều chỉnh chiến lược đầu tư của mình mà không cần phải rút tiền và tái đầu tư vào quỹ khác, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.


5. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi bán chứng chỉ quỹ là khoản thuế mà nhà đầu tư phải nộp cho nhà nước khi có thu nhập từ việc bán chứng chỉ quỹ.
  1. Mức thuế: 0,1% trên giá trị bán.
  2. Thời điểm nộp thuế: Công ty quản lý quỹ khấu trừ thuế TNCN trước khi thanh toán số tiền bán cho nhà đầu tư.


Lưu ý: Quý khách không nên quyết định đầu tư dựa vào mức phí của quỹ vì khi quỹ hoạt động tốt, nhà đầu tư vẫn hưởng được mức lợi nhuận rất tốt kể cả sau khi trừ phí
Ví dụ sau sẽ cho thấy rõ việc này:
Quỹ A miễn phí bán nhưng kết quả hoạt động 1 năm chỉ tăng 6%.
Quỹ B có mức phí bán 2% nhưng kết quả hoạt động 1 năm tăng 15%.
Nhà đầu tư Quỹ B cuối năm  khi bán chứng chỉ quỹ vẫn lời 15% – (115%*2%)=12,7%, hơn Nhà đầu tư Quỹ A cùng thời gian là 12,7%-6%=6,7%.

Trang Sau
Quỹ mở được quản lý như thế nào